Chuyển đến nội dung chính

Truyền thông bẩn #1: tuyên truyền ở chế độ phi dân chủ

Nguyên tắc tuyên truyền ở chế độ phi dân chủ - nét phác họa đầu về truyền thông bẩn.

Những nguyên tắc cơ bản đặc biệt của tuyên truyền trong những điều kiện của nhà nước phát xít là:
1. Chỉ thông báo những tin tức có lợi cho chế độ, giúp chế độ chiếm được lòng tin của xã hội.

2. Những tin tức không có lợi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chế độ. Thí dụ, diễn đàn thế giới trong nhiều năm đã viết về các trại tập trung ở Ðức và những tội ác của bọn SS và Zetapo. Chỉ riêng báo chí và đài phát thanh Ðức là không nói gì đến chuyện này.
Trong nhật ký của mình (1.5.1942), Gobelx viết: “Tin tức chính trị là vũ khí quân sự. Ý nghĩa của chúng để thúc đẩy chiến tranh, chứ không phải đưa thông tin”. (147-210)
3. Nếu cần đưa những tin tức không có lợi trong trường hợp không thể im lặng, thì những tin tức này đã bị bóp méo, đến mức khó nhận ra sự thật.
4. Thổi phồng các sự kiện không có lợi cho dối phương.
5. Tuyên truyền được đặt trước thông tin, nghĩa là thông báo sự kiện nào đó xuất phát từ ý nghĩa chính trị của nó.
6. Khi bắt buộc phải tỏ ra khách quan, phải đưa nhiều thông tin cụ thể hơn, thì tính “khách quan” này bị biến thành nguyên nhân phụ, để tự phân tích tuyên truyền, như công cụ tìm hiểu “sự thật” cho quần chúng.
Fritre, người xếp thứ hai sau Gobelx trong hệ thống tuyên truyền quốc xã từng nói: “…Con người có thể tuyên truyền bằng mọi phương tiện; có thể nói dối trước sự thật hiển nhiên, đơn giản là đặt những thực tế ra ngoài bối cảnh tổng quát của chúng và tách đối tượng ra khỏi nhận thức của họ về toàn bộ sự thật.” (146-270)
Tuy nhiên còn tồn tại một lĩnh vực mà tuyên truyền độc đoán của nhà nước phát xít không còn giữ được sức mạnh vốn có, đó là công tác tuyên truyền ở nước ngoài. Tại đây, tuyên truyền của nhà nước độc tài không còn có thể độc đoán, mà phải cạnh tranh trong cùng những điều kiện với các đối thủ của mình. Lúc này, tuyên truyền độc tài đứng trước những khán giả biết suy nghĩ và công kích. Do đó nó phải thay đổi công thức, phải từ bỏ kiểu cách cảnh sát, đe dọa, từ chối sự giả mạo là không thể sai lầm. Cùng với những ấn phẩm trong nước, nhiều tờ báo và tạp chí bằng tiếng nước ngoài được xuất bản…
Nhưng cuối cùng thì trò lừa bịp này cũng phải bị đổ vỡ, vì nó dựa trên sự lừa dối trắng trợn. Và dầu sao, thế giới cũng có những nguồn thông tin riêng của mình – đó là các nhà báo và những phóng viên điện tín, những người không dễ gì có thể bị gạt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những trang tin Facebook lề dân

Những trang tin facebook lề dân Danh sách này được lập bởi một cá nhân có góc nhìn hẹp. Do vậy thừa nhiều người và thiếu nhiều người. Họ không phải là các nhà đấu tranh dân chủ hay người có uy tín, đạo đức sáng ngời. Họ chỉ là những người thường đưa ra quan điểm cá nhân về chính trị - xã hội. Danh sách được lập để tặng cho những người mới làm quen với fb. Hãy theo dõi nhưng đừng tin ngay những gì họ đăng, tất cả chỉ là tham khảo.

BOT TRỌN ĐỜI VÀ BẰNG LÁI XE

Đó là hai thuật ngữ hơi buồn cười dùng để định nghĩa ở Việt Nam. BOT được hiểu là một trạm thu phí giao thông đường bộ dành cho xe ô tô khi xe đó phải đi qua trạm thu phí đó. Trạm thu phí đó đơn thuần lập ra để thu tiền, không nhất thiết nó thu để hoàn vốn cho đoạn đường nơi trạm đó đặt. Nó có thể hoàn vốn cho một dự án ở một tỉnh khác. Nó có thể thu cho cả đoạn đường đã hoàn vốn. Và nó có thể thu vĩnh viễn, được luật hoá.

ĐẢNG HỌP TRUNG ƯƠNG, DÂN BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN “VỀ QUÊ TỰ PHÁT”

Trong hội trường máy lạnh, Trung Ương Đảng đang tán tụng nhau bản hùng ca “chống dịch như chống giặc” thì từ khu trọng điểm kinh tế phía Nam, đoàn người dân lũ lượt ngược bắc, xuôi nam “về quê tự phát”. Sau bốn tháng phong thành, đã có ba đợt tháo chạy trong cùng cực tuyệt vọng bất kể ngày đêm, bất kể phương tiện, bất chấp “sự quan tâm”, “hỗ trợ”, chốt chặn của công an, quân đội. Dân tháo chạy bằng xe máy, xe đạp, trốn trong xe đông lạnh, bằng chính đôi chân và xe tự chế. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân bất tín nhiệm với chiến lược chống dịch, an dân, phục hồi kinh tế. Chiến lược “chống dịch như chống giặc” với “mục tiêu kép” của Chính Phủ Phạm Minh Chính đã vận hành với sức mạnh đàn áp ghê gớm nhất, huy động cả “hệ thống chính trị” và tất cả các lực lượng vũ trang từ dân phòng, công an, quân đội xây chiến lũy. Công cuộc an dân cũng được chăm chút cao độ, huy động từ bà tổ trưởng dân phố đến quân đội chính quy đủ các binh chủng Bộ Binh, Thiết Giáp đều vào cuộc để “đi chợ hộ”, Hải Quân, K...